Mua Hàng Online Liên Hệ Ngay Hotline: 090.6789.543

TỔNG HỢP KIẾN THỨC CẦN CÓ CỦA NHÂN VIÊN BÁN HÀNG ĐỂ ĐEM LẠI DOANH SỐ

Nhân viên bán hàng là người đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp thị, thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hóa, tăng doanh số, lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trong thời đại kinh tế phát triển, nhân viên bán hàng với khả năng bán hàng giỏi sẽ luôn được các doanh nghiệp săn đón.

I. Nhiệm vụ của nhân viên bán hàng

- Nhận sản phẩm

Nhân viên bán hàng sẽ phải nhận hàng từ bên vận chuyển hoặc kho giao tới xem sản phẩm có số lượng bao nhiêu, chất lượng bao bì hay sản phẩm có bị lỗi hay không phải báo ngay với cấp trên để kịp thời xử lý, tránh tình trạng đưa sản phẩm lỗi đến tay khách hàng.

- Bảo quản chất lượng sản phẩm

Sau khi nhận hàng đầy đủ, nhân viên bán hàng có nhiệm vụ sắp xếp, cất giữ, bảo quản các sản phẩm vào kho. Khi bạn sắp xếp hàng hóa hay ưu tiên thứ tự hàng hóa sao cho phù hợp với yêu cầu của sếp, hoặc các chương trình khuyến mãi.

- Trưng bày sản phẩm

Trưng bày các sản phẩm một cách khoa học, tính thẩm mỹ cao, quản lý số lượng sản phẩm trưng bày, nếu thiếu phải lấy hàng trong kho để bổ sung ngay. Một cửa hàng đẹp là có lượng hàng trưng bày vừa đủ, không nên quá nhiều sẽ tạo cảm giác chật chội, hàng tồn nhiều, còn nếu trưng bày quá ít sẽ khiến khách hàng cảm thấy thiếu sự đa dạng sản phẩm.

- Kiểm kê sản phẩm

Lịch kiểm kê hàng hóa mỗi cửa hàng, doanh nghiệp sẽ quy định khác nhau, nhưng nhân viên bán hàng cần kiểm soát tốt nhất số lượng hàng tồn trong kho, số lượng hàng bày bán với số lượng hàng trên website quản lý sao cho trùng khớp.

- Tư vấn bán hàng

Để tư vấn bán hàng được cho khách thì trước tiên bạn phải học thuộc về thông tin sản phẩm, nắm chắc những điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm để thuyết phục khách hàng. Nhân viên tư vấn bán hàng sản phẩm cho khách hàng thì bạn cũng phải hiểu được nhu cầu của khách hàng để tư vấn sản phẩm phù hợp với mong muốn của khách hàng.

- Giải quyết các khiếu nại nếu có của khách hàng

Nhân viên bán hàng phải nắm được những quy định đổi trả, các quy định giải quyết khiếu nại cho khách hàng. Ngoài việc nắm chắc quy định thì nhân viên bán hàng cần có kỹ năng xử lý tình huống tốt để giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng, dễ dàng, đem lại cảm giác thoải mái nhất với khách hàng mà không ảnh hưởng đến hiệu quả doanh số, hình ảnh của công ty.

II. Kiến thức cần có của nhân viên bán hàng

1. Kiến thức chuyên môn

Kiến thức chuyên môn bao gồm: quy định bán hàng, up-sale

- Các quy định khi bán hàng, cách up-sale: up-sale (up selling) là kỹ thuật bán hàng được hiểu đơn giản là giúp người mua, mua nhiều hơn những gì thực tế họ cần dựa trên sự thăng hạng về chất lượng. Đây không phải là một cách tiêu cực, nếu áp dụng đúng thì khách hàng hoàn toàn sẽ hiểu và đồng ý mua. ví dụ khi bạn quan sát một quán KFC đa phần những người mua gà sẽ được giới thiệu các combo và họ sẽ sẵn sàng mua combo vì có nước thỏa mãn cơn khát của họ, hay là mua phần có khoai tây chiên ăn kèm ngon hơn.

2. Kiến thức về sản phẩm

Bạn không thể bán một sản phẩm mà không hiểu bất cứ điều gì về nó. Chỉ khi bạn hiểu rõ về đặc tính sản phẩm như tên sản phẩm, giá cả, công dụng, cách dùng, ưu điểm và nhược điểm,... thì lúc này bạn mới diễn đạt cho khách hàng mình được thay vì cứ ậm ừ, mơ hồ về sản phẩm. Ban đầu chúng ta sẽ tốn đôi chút thời gian để tìm hiểu kiến thức mới về sản phẩm nhất là những sản phẩm còn quá mới. Tuy nhiên dần dần sự thoải mái tự tin sẽ đến với bạn khi chia sẻ điều này với khách hàng, và chẳng ai mà không bị thu hút bởi những chia sẻ thật tâm kèm lời nói chân thành đúng không?

- Kiến thức về doanh nghiệp: với doanh nghiệp bạn cần tìm hiểu doanh nghiệp cần gì ở một sản phẩm, như số lượng cũng như ngành nghề kinh doanh của công ty để có định hướng về sản phẩm bán cho phù hợp. Ví dụ bạn bán sách mà doanh nghiệp dạy tiếng anh thì bạn cần giới thiệu họ những đầu sách học tiếng anh phù hợp với từng đối tượng của công ty thay vì giới thiệu sách self-help.

- Kiến thức về khách hàng: “Khách hàng là thượng đế” là câu nói được truyền qua nhiều thế hệ và tính đúng đắn của nó vẫn trường tồn theo thời gian

Đầu tiên là kiến thức chăm sóc khách hàng: bạn phải vẽ được chân dung khách hàng tiềm năng của mình. Họ là ai? Độ tuổi nào? Tập trung ở khu vực nào? Đặc điểm như thế nào? Có nhu cầu gì? Thói quen mua sắm ra sao? Họ sẵn sàng bỏ ra bao nhiêu cho việc mua sắm? Đừng dựa vào cảm tính bạn cần có những cuộc khảo sát cũng như tham khảo thị trường để biết khách hàng chủ yếu mua sản phẩm của bạn là ai, sau đó thông kê và phân tích để có chiến lược cho từng đối tượng khách hàng khác nhau.

Thứ hai, kiến thức về tâm lý học: nghe có vẻ không liên quan nhưng việc nắm bắt tâm lý khách hàng là cách giúp bạn hiểu mong muốn khách hàng hơn. Ví dụ khi khách hàng bước vào cửa hàng và dừng lại ở một sản phẩm trong vài giây tức là họ đang nảy sinh nhu cầu, lúc này nếu bạn biết cách quan sát và nắm bắt tâm lý khách hàng bạn hoàn toàn có thể đặt câu hỏi để giúp họ phát sinh nhu cầu.

Thứ ba, kiến thức về đối thủ cạnh tranh: “Biết mình biết ta trăm trận trăm thắng”. Muốn chiến lược thành công thì hiểu đối thủ là điều vô cùng quan trọng. Họ là người sẽ tác động trực tiếp tới mức độ cạnh tranh và lợi thế trong ngành. Nhưng chúng ta quan sát họ là để học để phát triển mỗi ngày chứ không phải cạnh tranh và tìm kiếm những điểm tiêu cực của mình để so sánh và hạ thấp mình mà là hoàn thiện bản thân để ngày một tốt hơn.

III. Làm thế nào để trau dồi kiến thức cho nhân viên bán hàng

Khi bạn đã định hướng phát triển lâu dài với ngành bán hàng bạn cần chuẩn bị cho mình những kiến thức, và học tập không ngừng. Dưới đây là tổng quan những cách giúp bạn trau dồi thêm kiến thức trong ngành.

- Sách về kiến thức bán hàng: một cách không tốn quá nhiều chi phí, thời gian là tiếp thu từ những người đi trước thông qua sách.

Năm cuốn sách sau đây là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn: Khởi nghiệp kinh doanh Online - Bán hàng hiệu quả trên Facebook quyển sách cung cấp cách tìm sản phẩm phù hợp để bắt đầu kinh doanh, địa chỉ cung cấp nguồn hàng uy tín và chất lượng, các mẹo nhỏ giúp tăng tương tác tự nhiên cho kênh bán hàng, cách chốt đơn hàng hiệu quả và những chương trình khuyến mãi hấp dẫn biến khách hàng trở thành những người bạn thân thiết.

Thứ hai là cuốn Bán Hàng, Quảng Cáo Và Kiếm Tiền Trên Facebook – Nguyễn Phan Anh, cuốn sách trang bị cho bạn thêm nhiều kỹ năng bán hàng trên mạng xã hội cũng như những kiến cơ bản về nó.

Ngoài ra còn có 12 Tuyệt Kỹ Bán Hàng – Brian Tracy & Michael Tracy, Tôi Đã Kiếm 1 Triệu Đô Đầu Tiên Trên Internet Như Thế Nào Và Bạn Cũng Có Thể Làm Như Thế – Ewen Chia, cuốn sách dạy bán hàng và trang bị cho bạn vô vàn kiến thức cần thiết để trở thành một người bán hàng online giỏi. Cuối cùng là cuốn Brand Story - Thổi hồn thương hiệu làm triệu người mê giúp khách hàng ghi nhớ thương hiệu và xây dựng mối quan hệ khăng khít.

- Được đào tạo tại chính doanh nghiệp: tham gia các lớp đào tạo tại doanh nghiệp là một trong những cách giúp bạn có cơ hội được trau dồi kỹ năng cũng như khả năng thực chiến và giả định các tình huống bán hàng có thể xảy ra. Tham gia các chương trình đào tạo này sẽ giúp bạn mạnh dạn hơn cũng như có thể học hỏi từ các bạn cùng hoạt động trong ngành xử lý các tình huống bán hàng như thế nào

- Trau dồi thêm trong quá trình làm việc: dám chấp nhận sai và sửa sai là điều cần có ở một nhân viên bán hàng. Dù trong bất cứ ngành nghề nào sai lầm là điều không phải hiếm, và dĩ nhiên không ai muốn bản thân cứ sai hoài, miễn sao bạn rút kinh nghiệm cho những lần sau, mình tin bạn hoàn toàn có thể làm được. Trong quá trình làm việc bạn hãy quan sát những người bán hàng dõi nhất nơi bạn làm, học hỏi từ họ và thực hành nhiều. Chắc chắn va chạm của môi trường sẽ giúp bạn thuần thục hơn và linh hoạt hơn trong tiếp xúc với các đối tượng khách hàng.

 

← Bài trước
Giỏ hàng 0
0906789543 (8h-21h từ T2-Chủ Nhật)